Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ hỏi ứng cử viên, và câu trả lời của người nộp đơn sẽ trở thành một cơ sở quan trọng để người phỏng vấn xem xét liệu có chấp nhận anh ta hay không. Đối với các ứng viên, điều quan trọng là phải hiểu rõ ý đồ đằng sau những câu hỏi này. Bài viết này nêu một số vấn đề điển hình thường xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn không chỉ ở phương Tây mà cả phương Đông nói chung và Trung Quốc, Đài Loan nói riêng.
1. 请你自我介绍一下 / Giới thiệu về bản thân của bạn
Đây là câu hỏi gần như không thể thiếu trong một cuộc phỏng vấn.
Nội dung của phần giới thiệu phải nhất quán với bản lý lịch cá nhân.
Cần loại bỏ những nội dung không liên quan và vô dụng.
Tổ chức phải mạch lạc, mức độ phải rõ ràng.
Trước khi đi phỏng vấn có thể viết ra giấy để đọc lại vài lần.
2. 你有什么业余爱好 / Sở thích của bạn là gì
Sở thích có thể phản ánh tính cách, khái niệm và tâm lý của các ứng cử viên ở một mức độ nhất định. Đây là lý do chính khiến các nhà tuyển dụng đặt câu hỏi.
Không nên nói rằng bạn không có sở thích.
Không nên nêu những sở thích thô tục, khó chịu.
Tốt hơn không nên giới hạn sở thích cuả bạn trong những thứ ngầu lòi như đọc sách, nghe nhạc hay lướt Internet. Nếu không, người phỏng vấn có thể nghi ngờ tính cách của ứng cử viên.
Tốt nhất là nên có một số sở thích ngoài trời để "tôn tạo" hình ảnh của bạn.
3. 你最崇拜谁 / Bạn ngưỡng mộ ai nhất
Những người được ngưỡng mộ nhất có thể phản ánh tính cách, ý tưởng và tâm lý của ứng cử viên ở một mức độ nhất định. Đây là lý do chính khiến người phỏng vấn đặt câu hỏi.
Không nên nói rằng bạn chẳng ngưỡng mộ ai cả, cũng không nên nói người bạn ngưỡng mộ nhất là chính mình hoặc một ai đó trong ảo tưởng, không rõ lai lịch.
Không nên tôn thờ một người rõ ràng có hình ảnh tiêu cực.
Các bạn nên nêu ra người có liên quan đến vị trí bạn đang tham gia phỏng vấn.
Tốt nhất là nên nói những phẩm chất nào của người mà bạn ngưỡng mộ và điều gì truyền cảm hứng cho bản thân bạn.
4. 你的座右铭是什么 / Phương châm sống của bạn là gì
Phương châm có thể phản ánh tính cách, khái niệm và thái độ của người nộp đơn ở một mức độ nào đó. Đây là lý do chính khiến người phỏng vấn hỏi câu hỏi này.
Không thích hợp để nói những thể loại quá trừu tượng.
Không nên nói quá dài một phương châm.
Phương châm bạn nêu nên hướng đến phương pháp để thành công, không bào chữa cho thất bại.
5. 谈谈你的缺点 / Điểm yếu của bạn là gì
Không nên nói rằng bạn không có thiếu sót.
Không nên dùng những gì hiển nhiên là điểm mạnh lại nói đấy là điểm yếu.
Không thích hợp để nói những thiếu sót ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị trí phỏng vấn hoặc gây khó chịu cho người phỏng vấn.
Có thể nói về một số thiếu sót của công việc không mấy quan trọng đối với người nộp đơn.
6. 谈一谈你的一次失败经历 / Kể về một lần bạn gặp thất bại
Không nên nói rằng bạn chưa từng trải nghiệm thất bại.
Không nên nói về những thành công thay cho thất bại.
Không thích hợp để nói về trải nghiệm thất bại ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị trí phỏng vấn.
Bạn nên nêu ra bài học rút ra sau thất bại.
Có phải bạm đã thực sự tự tin và làm hết sức mình trước khi thất bại?
Giải thích đó chỉ là do nguyên nhân khách quan dẫn đến thất bại.
Sau thất bại, bạn nhanh chóng tự tạo động lực và đối mặt với công việc tương lai với đầy nhiệt huyết hơn.
7. 你为什么选择我们公司 / Tại sao bạn chọn công ty của chúng tôi
Người phỏng vấn cố gắng hiểu những động cơ, ham muốn và thái độ của công việc của bạn.
Một trong những cách trả lời: 我十分看好贵公司所在的行业,我认为贵公司十分重视人才,而且这项工作很适合我,相信自己一定能做好 - Tôi rất lạc quan về ngành của công ty ông, tôi nghĩ công ty của ông rất coi trọng tài năng, và công việc này phù hợp với tôi, tôi tin rằng tôi sẽ có thể làm tốt công việc."
8. 对这项工作,你有哪些可预见的困难 / Trong công việc này bạn có gặp khó khăn gì không
Đây không phải lúc thích hợp để nói những khó khăn cụ thể trực tiếp. Nếu không, bên kia có thể nghi ngờ rằng các ứng cử viên không thích hợp với công việc.
9. 如果我录用你,你将怎样开展工作 / Nếu tôi thuê bạn, bạn sẽ làm việc thế nào
Nếu các bạn không có đủ kiến thức chuyên sâu về các vị trí phỏng vấn, tốt nhất là không nên nói trực tiếp về những cách cụ thể mà họ có thể làm việc.
Bạn có thể cố gắng trả lời bằng cách sử dụng chiến thuật mạch, như "首先听取领导的指示和要求,然后就有关情况进行了解和熟悉,接下来制定一份近期的工作计划并报领导批准,最后根据计划开展工作 - Đầu tiên lắng nghe hướng dẫn và yêu cầu của người lãnh đạo, và sau đó hiểu và làm quen với các tình huống. Sau đó, xây dựng một kế hoạch làm việc và báo cáo lãnh đạo phê duyệt. Cuối cùng, làm việc theo kế hoạch."
10. 我们为什么要录用你 / Tại sao chúng tôi nên thuê bạn
Bạn có thể nói bạn đã đáp ứng yêu cầu của công ty như thế nào, và bạn tự tin ra sao.
11. 你是应届毕业生,缺乏经验,如何能胜任这项工作 / Bạn mới tốt nghiệp còn thiếu kinh nghiệm, làm thế nào để đảm nhận tốt công việc.
Nếu nghe câu hỏi này, các bạn biết rằng nhà tuyển dụng không thật sự quan tâm đến kinh nghiệm, mà là cách bạn phản ứng, giải quyết vấn đề mới.
Câu trả lời cho câu hỏi này nên phản ánh tốt nhất sự chân thành, tháo vát, can đảm và sự cống hiến của các ứng cử viên.
12. 您在前一家公司的离职原因是什么 / Lý do bạn rời khỏi công ty trước đó
Cần tránh nói quá chi tiết.
Không nên đưa ra những cảm xúc chủ quan tiêu cực như không hiểu người quản lý, công ty không chú trọng tài năng...
Không nên nói tránh như muốn thay đổi môi trường, lý do cá nhân.
Trên đây là một số câu hỏi mình hay gặp trong các buổi phỏng vấn, các bạn có thể chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn, nhưng một câu trả lời sẽ hợp với một trường hợp cụ thể chứ các bạn không nên sử dụng vòng lặp if-else cho mọi công ty.
Không nên nói về những thành công thay cho thất bại.
Không thích hợp để nói về trải nghiệm thất bại ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị trí phỏng vấn.
Bạn nên nêu ra bài học rút ra sau thất bại.
Có phải bạm đã thực sự tự tin và làm hết sức mình trước khi thất bại?
Giải thích đó chỉ là do nguyên nhân khách quan dẫn đến thất bại.
Sau thất bại, bạn nhanh chóng tự tạo động lực và đối mặt với công việc tương lai với đầy nhiệt huyết hơn.
7. 你为什么选择我们公司 / Tại sao bạn chọn công ty của chúng tôi
Người phỏng vấn cố gắng hiểu những động cơ, ham muốn và thái độ của công việc của bạn.
Một trong những cách trả lời: 我十分看好贵公司所在的行业,我认为贵公司十分重视人才,而且这项工作很适合我,相信自己一定能做好 - Tôi rất lạc quan về ngành của công ty ông, tôi nghĩ công ty của ông rất coi trọng tài năng, và công việc này phù hợp với tôi, tôi tin rằng tôi sẽ có thể làm tốt công việc."
8. 对这项工作,你有哪些可预见的困难 / Trong công việc này bạn có gặp khó khăn gì không
Đây không phải lúc thích hợp để nói những khó khăn cụ thể trực tiếp. Nếu không, bên kia có thể nghi ngờ rằng các ứng cử viên không thích hợp với công việc.
Bạn có thể thử chiến thuật và nói với thái độ của ứng cử viên đối với những khó khăn. “工作中出现一些困难是正常的,也是难免的,但是只要有坚忍不拔的毅力、良好的合作精神以及事前周密而充分的准备,任何困难都是可以克服的 - Đó là điều bình thường khi gặp khó khăn trong công việc, nhưng miễn là có sự kiên trì, hợp tác tốt và chuẩn bị kỹ lưỡng trước, mọi khó khăn đều có thể vượt qua được. "
9. 如果我录用你,你将怎样开展工作 / Nếu tôi thuê bạn, bạn sẽ làm việc thế nào
Nếu các bạn không có đủ kiến thức chuyên sâu về các vị trí phỏng vấn, tốt nhất là không nên nói trực tiếp về những cách cụ thể mà họ có thể làm việc.
Bạn có thể cố gắng trả lời bằng cách sử dụng chiến thuật mạch, như "首先听取领导的指示和要求,然后就有关情况进行了解和熟悉,接下来制定一份近期的工作计划并报领导批准,最后根据计划开展工作 - Đầu tiên lắng nghe hướng dẫn và yêu cầu của người lãnh đạo, và sau đó hiểu và làm quen với các tình huống. Sau đó, xây dựng một kế hoạch làm việc và báo cáo lãnh đạo phê duyệt. Cuối cùng, làm việc theo kế hoạch."
10. 我们为什么要录用你 / Tại sao chúng tôi nên thuê bạn
Bạn có thể nói bạn đã đáp ứng yêu cầu của công ty như thế nào, và bạn tự tin ra sao.
11. 你是应届毕业生,缺乏经验,如何能胜任这项工作 / Bạn mới tốt nghiệp còn thiếu kinh nghiệm, làm thế nào để đảm nhận tốt công việc.
Nếu nghe câu hỏi này, các bạn biết rằng nhà tuyển dụng không thật sự quan tâm đến kinh nghiệm, mà là cách bạn phản ứng, giải quyết vấn đề mới.
Câu trả lời cho câu hỏi này nên phản ánh tốt nhất sự chân thành, tháo vát, can đảm và sự cống hiến của các ứng cử viên.
12. 您在前一家公司的离职原因是什么 / Lý do bạn rời khỏi công ty trước đó
Cần tránh nói quá chi tiết.
Không nên đưa ra những cảm xúc chủ quan tiêu cực như không hiểu người quản lý, công ty không chú trọng tài năng...
Không nên nói tránh như muốn thay đổi môi trường, lý do cá nhân.
Trên đây là một số câu hỏi mình hay gặp trong các buổi phỏng vấn, các bạn có thể chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn, nhưng một câu trả lời sẽ hợp với một trường hợp cụ thể chứ các bạn không nên sử dụng vòng lặp if-else cho mọi công ty.
No comments:
Post a Comment