Thursday, April 26, 2018

Tiếng Trung hiện đại có vấn đề gì sao?

      Mình thấy khá nhiều người chỉ trích tiếng Trung hiện đại. Họ nói tiếng Trung hiện đại sử dụng chữ viết thiếu nét làm mất đi ý nghĩa của nó. Chẳng lẽ cho đến khi có được chữ Trung Quốc truyền thống, hệ thống chữ viết tiếng Hoa vẫn chưa phải một lần chỉnh sửa, rút gọn?

      Có một vài trích dẫn để chứng minh Hán tự giản thể bất hợp lý như sau: 親 (người thân), chữ “Thân” giản thể 亲, mất chữ “Kiến”. Thân bất kiến: Người thân không gặp được nhau. 鄉 (Quê hương), chữ “Hương” giản thể 乡, mất chữ “Lang” 郎 – những người trẻ. Hương vô Lang: Quê nhà không có người trẻ, vân vân. Vậy mình xin lấy ví dụ khi có người yêu cầu bạn mô tả căn nhà của bạn, bạn có thể tả nào là nhà bạn có 9 tầng, nào là nhà bạn có xe hơi, nhưng bạn có thể bỏ sót cái cửa ra vào vì nó chẳng có gì đặc biệt, hoặc có những thứ bạn bỏ qua vì có thể nếu kể ra sẽ hơi vô duyên, và bạn không nhắc đến vật gì thì cũng không có nghĩa là nó không tồn tại.

      Liệu Hán tự giản thể có bị mất đi ý nghĩa? Hán tự giản thể được phát triển rộng rãi ở Cộng Hoà Nhân dân Trung Quốc từ khoảng sau những năm 1950, nhưng Hán tự xưa được truyền vào Nhật từ khoảng thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 5 SCN, và trong tiếng Nhật vẫn có các Hán tự giản thể, ví dụ như chữ quốc (国) hay chữ học (学). Như vậy có thể thấy Hán tự giản thể không phải bây giờ người ta mới nghĩ ra.

      Từng có thời mà người ta phải viết báo bằng cách vẽ tranh vì quá nhiều người không biết chữ. Khi con người càng thông minh, và "người khôn nói ít hiểu nhiều" thì các bức tranh mô tả cho người không biết chữ cũng trở nên đơn giản hơn. Theo ý kiến cá nhân của mình thì loại chữ giản thể hay phồn thể đều có cái hay, nhưng bước vào thời hiện đại, sự đơn giản hóa là điều cần thiết. Bản thân mình học cả hai, nhưng mình thấy loại chữ hiện đại dễ viết, viết nhanh, thể hiện trên máy tính cũng rõ ràng và dễ nhìn hơn.

      Có thể là mình không nên viết bài viết này, nhưng đa số những người chỉ trích Hán tự giản thể là những người có hiểu biết về Hán tự phồn thể làm cho các bạn mới chập chững học tiếng Trung cảm thấy hoang mang và phân vân. Phải chăng các bác e ngại ngày phai màu cái thân quen hơn? Bài viết không có ý tranh cãi giữa hai loại Hán tự, chỉ hy vọng các bạn yêu tiếng Trung có một lập trường vững vàng hơn trên con đường của mình.

No comments:

Post a Comment

Liên hệ